Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

SAO CHỔI ĐẦU LÂU GHÉ THĂM TRÁI ĐẤT VÀO LỄ HỘI HALLOWEEN SẮP TỚI

SAO CHỔI ĐẦU LÂU GHÉ THĂM TRÁI ĐẤT VÀO LỄ HỘI HALLOWEEN SẮP TỚI


DO HÌNH THÙ GIỐNG CHIẾC ĐẦU LÂU MA QUÁI VÀ TỪNG XUẤT HIỆN VÀO ĐÚNG DỊP HALLOWEEN HỒI NĂM 2015, NGÔI SAO CHỔI CHẾT NÀY CÒN ĐƯỢC GỌI VỚI CÁI TÊN LÀ “QUẢ BÍ ĐỎ VĨ ĐẠI”.

Đúng dịp Halloween cách đây 3 năm, các nhà khoa học cũng như những người yêu thích thiên văn đã vô cùng hào hứng khi phát hiện ra một ngôi sao chổi lạ có hình dáng như chiếc sọ người đã bay lướt qua trái đất với vận tốc bay khoảng 125.500km/h (tương đương 1,3 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng).
Sau 3 năm dạo chơi, sao chổi đầu lâu lại ghé ngang trái đất vào sau lễ Halloween sắp tới đây - Ảnh 1.
Sao chổi đầu lâu 2015 TB145 sẽ bay ngang trái đất vào ngày 11/11 sắp tới.
Ngôi sao chổi này được chính thức đặt tên là 2015 TB145 và được NASA gọi với một cái tên khác là “quả bí đỏ vĩ đại” - cái tên vô cùng phù hợp với hình dáng kỳ quái cũng như khoảng thời gian nó lướt ngang trái đất.
Hình ảnh đầu tiên về ngôi sao chổi đầu lâu 2015 TB145 được ghi nhận từ radar của đài quan sát Arecibo tại Puerto Rico. Các nhà khoa học nhận định đây là một ngôi sao chổi chết, bề mặt trông giống nhựa đường tươi.
Sau 3 năm dạo chơi, sao chổi đầu lâu lại ghé ngang trái đất vào sau lễ Halloween sắp tới đây - Ảnh 2.
Hình ảnh đầu tiên về "quả bí đỏ vĩ đại" được ghi nhận từ radar của đài quan sát Arecibo tại Puerto Rico.
“Chúng tôi nhận thấy rằng ngôi sao này phản chiếu khoảng 6% ánh sáng nó nhận được từ mặt trời”, Vishnu Reddy, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Hành tinh chia sẻ hồi năm 2015. “Nó sáng hơn một ngôi sao chổi bình thường, bởi thông thường chúng chỉ phản chiếu từ 3-5% ánh sáng mặt trời".
Mặc dù có hình dạng và biệt danh khá ma quái nhưng 2015 TB145 sẽ không hề gây chút nguy hiểm nào đối với cư dân trái đất chúng ta. Năm 2015, ngôi sao chổi chết đầu lâu đã bay lướt qua trái đất với khoảng cách gần nhất là 498 nghìn km. Theo Mother Nature Network đưa tin, lần này, vào ngày 11/11, nó sẽ ghé ngang trái đất một lần nữa với khoảng cách gần nhất là 38,6 triệu km.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer